Dường như bạn đang cần cài đặt thiết lập server cho công ty của mình đúng không nào? Hay bạn đang tìm kiếm các loại cấu hình máy chủ server sao cho phù hợp với hệ thống mạng máy tính của doanh nghiệp của bạn. Có thể bạn chưa biết, đối với những nhà đầu tư máy chủ, quản trị website thì các thuật ngữ về server đã không còn quá xa lạ. Đây là nơi được sử dụng để lưu trữ mọi cơ sở dữ liệu. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho bạn cách thiết lập – cài đặt server. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Server là gì?
Server chính là máy chủ và thông qua máy tính nó được kết nối với mạng internet. Đối với các server có IP tĩnh thì tốc độ và khả năng xử lý nhanh chóng, và ở trên máy chủ thì người ta thường sẽ cài đặt các phần mềm sao cho các máy tính khác có thể truy cập vào được và yêu cầu cung cấp dịch vụ thì đây được gọi là mô hình client server.
Có thể nhận định rằng, server chính là máy tính được thiết lập cùng với nhiều tính năng vượt trội, một trong số đó phải kể đến server lưu trữ, hay server xử lý dữ liệu trên internet hoặc mạng máy tính. Ngoài ra, server còn được biết đến là nền tảng có khả năng xử lý cũng như lưu trữ một lượng dữ liệu lớn so với các loại máy tính thông thường khác. Có nghĩa là bất kỳ một trang website nào nếu muốn hoạt động thì đều phải thông qua máy chủ.
Thuật ngữ server được phát triển từ thuật toán “Queue” hay “Black – box”. Được biết đến đây là thuật toán hoạt động dựa vào các nguyên tắc, nhất là khi có dữ liệu đầu vào. Khi đó server sẽ có nhiệm vụ xử lý và xuất lại thành phần trả lại cho người dùng. Mọi dữ liệu đều được server xử lý nhằm phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Tham khảo: Thuê server – máy chủ tốc độ cao – uptime 99.99% tại Mona Media
Ưu điểm
- Một số ngành nghề đặc biệt thì sẽ không bị hạn chế trong khi cài đặt các phần mềm
- Cài đặt máy chủ mang lại hiệu suất cao, có tốc độ trao đổi dữ liệu mạng vô cùng lớn
- Sức tải của server mở rộng và không giới hạn
- Tạo điều kiện cho người dùng sử dụng được nhiều dịch vụ hơn
- Mọi tài nguyên đều được tập trung quản lý
- Dễ dàng, thuận lợi và kiểm soát được lượng truy cập thông qua máy chủ
Nhược điểm
- Có một máy chủ để lưu trữ thông tin, nên không thể thu hẹp hay mở rộng theo cách linh hoạt
- Trường hợp bị mất thông tin trên server thì không thay thế bằng các thiết bị khác được, đồng thời cũng không thể dự phòng
- Luôn luôn phải có nhân viên chuyên IT để vận hành liên tục và quản lý
- Đối với những máy chủ chuyên dụng thì cần bỏ ra một khoản chi phí lớn cho việc quản lý và bảo dưỡng.
Phân loại các server
Máy chủ riêng
Đối với loại máy chủ riêng thì đây chính là máy chủ chuyên chạy trên phần cứng, với các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, CPU, RAM và Card mạng ( máy chủ vật lý). Về việc nâng cấp cũng như thay đổi cấu hình máy chủ, thường sẽ đòi hỏi người dùng phải thay đổi phần cứng của máy chủ.
Những việc này đòi hỏi phải là những người có kiến thức chuyên sâu và am hiểu về phần cứng. Có như vậy thì mới có thể bảo đảm về các linh kiện tạo ra máy chủ.
Máy chủ ảo
Máy chủ ảo VPS chính là máy chủ được sử dụng công nghệ ảo hóa tạo thành. Chính vì nhờ vào công nghệ ảo hóa này mà máy chủ có khả năng tách nhỏ ra thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.
Mỗi một máy chủ ảo đều được tạo ra các tính năng tương tự như máy chủ riêng, và các hoạt động của nó đều dựa vào việc chia sẻ các tài nguyên từ máy chủ vật lý. Đặc biệt, việc thay đổi cấu hình hay nâng cấp máy chủ ảo đều trở nên đơn giản hơn và bạn hoàn toàn có thể thay đổi trực tiếp trên hệ thống quản lý phần mềm.
Máy chủ đám mây
Riêng với máy chủ đám mây, thì đây lại là sự kết hợp giữa máy chủ vật lý và các hệ thống lưu trữ SAN. Cloud server được xây dựng dựa vào nền tảng công nghệ điện toán đám mây, cho nên thiết bị này khá dễ dàng trong quá trình nâng cấp, mà vẫn bảo đảm được máy chủ hoạt động bình thường.
Vai trò và lợi ích của server
Vai trò của server
- Nói về vai trò của server thì nơi đây chính là nơi sử dụng để lưu trữ, cung cấp và xử lý mọi dữ liệu rồi sau đó chuyển các dữ liệu cho người dùng thông qua mạng LAN hay mạng internet.
- Máy chủ được thiết kế sao cho có khả năng chạy liên tục trong một khoảng thời gian dài, chỉ tắt máy chủ khi gặp sự cố hay cần bảo trì.
- Đối với các doanh nghiệp thì máy chủ đảm nhiệm vai trò lưu trữ các thông tin dữ liệu, quản lý và đồng thời có trách nhiệm trong việc vận hành phần mềm của doanh nghiệp. Khi đó các đơn vị chỉ cần tối ưu phần cứng cho máy chủ mà không cần phải đầu tư thêm các máy trạm cá nhân nào khác.
- Còn đối với người dùng đơn lẻ thì máy chủ có vai trò trong việc lưu trữ, vận hành mọi dữ liệu trên một hệ thống. Chẳng hạn như để cho một trang web hoạt động thì cần phải thuê máy chủ hosting để kết nối với các máy trạm khác, có như vậy thì trang website nó có thể hoạt động được.
THAM KHẢO: Dịch vụ Hosting lưu trữ website tốt nhất 2023
Lợi ích của server
- Dễ dàng quản lý máy chủ từ xa hoặc trực tiếp
- Tính bảo mật của server cao, hạn chế được các đợt tấn công mạng
- Người dùng có thể cài đặt cấu hình theo ý muốn
- Tài nguyên lưu trữ máy chủ không bị hạn chế, tăng băng thông, tăng không gian lưu trữ
- Cho phép một lượng lớn người truy cập vào cùng một lúc mà không cần phải chia sẻ cho người dùng khác.
Cài đặt – thiết lập server cho ứng dụng
Như vậy, ở những phần trên thì chúng tôi cũng đã giới thiệu cho bạn về server cũng như một số ưu, nhược điểm, vai trò và lợi ích của máy chủ ảo rồi. Và “việc chọn lựa Server sẽ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm sử dụng của khách hàng sau này, cũng như thông tin của ứng dụng” – theo CEO tại Groove Technology – App & Software Development Services Company.
Tiếp sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn thiết lập và cài đặt server cho ứng dụng, bạn hãy cùng tham khảo và lưu lại ngay nhé.
Hướng dẫn cài đặt máy chủ server cho ứng dụng
Khi hệ thống đặt câu hỏi cho bạn, hỏi vị trí cài đặt windows ở đâu thì lúc này bạn hãy chọn cài đặt chọn câu cài đặt hệ điều hành trên phân vùng chính. Khi đó windows sẽ bắt đầu cài đặt vào máy chủ ảo của bạn.
Khách với web server, thời gian cài đặt server của bạn thường sẽ phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của máy chủ. Ngay sau hệ thống thông báo hoàn thành thì bạn sẽ được cung cấp mật khẩu quản trị cho cài đặt mới. Sau đó bạn nên gõ mật khẩu và rồi nhấn “ Next”, như vậy là cấu hình server đã xong rồi.
Hướng dẫn thiết lập server cho ứng dụng
Bước 1: Đầu tiên bạn cần bỏ ổ đĩa vào trong máy chủ -> sau đó bấm một phím nào đó bất kỳ để khởi động ổ đĩa. Khi đó hệ thống sẽ hiện lên dòng chữ thông báo bạn chọn ngôn ngữ “Language” -> tiếp theo bạn hãy chọn ngôn ngữ mà bạn muốn sử dụng -> tiếp theo chọn vào dòng chữ “Install Now” -> Tiếp đến bấm vào dấu “ check” để chấn nhận các điều khoản cấp phép -> chọn “Next” là được.
Bước 2: Tại màn hình bạn sẽ thấy thông báo yêu cầu bạn chọn loại cài đặt mà bạn muốn -> ngay sau đó bạn hãy chọn “Custom: Install Windows only (advanced)”. Như vậy là bạn đã hoàn thành xong bước thiết lập server rồi.
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên thì chúng tôi cũng đã mang đến cho bạn các thông tin về một số loại máy chủ ( server) phổ biến hiện nay, cũng như cách thiết lập và cài đặt server cho ứng dụng. Mong rằng với các thông tin mà chúng tôi mang lại cho bạn trong bài viết này thực sự hữu ích. Bạn có thể tham khảo mua hosting hoặc server tại Mona Host, Mona Media – Đơn vị cung cấp dịch vụ web-app chuyên nghiệp uy tín nhất trên thị trường hiện nay.